Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2009

Dọc đường SSEAYP 2007 - kỳ 5 : Trở lại Singapore - hiểu hơn và nhìn rõ hơn



Theo đúng lịch trình, ngày 08 tháng 11, tàu sẽ cập cảng Singapore. Phải công nhận họ tổ chức mọi thứ đều rất khít. Ở trên tàu, trong từng cabin có 1 tivi có thể xem một số kênh của Nhật được thu qua vệ tinh, và 2 kênh của tàu : 1 kênh thu tín hiệu từ camera gắn trên phòng lái tàu quay toàn cảnh mũi tàu và khoảng không gian phía trước. Trong lúc tàu chạy thì bật kênh này lên thấy bao la bát ngát là biển xanh ngắt. 1 kênh nữa cập nhật liên tục vị trí của tàu trên hải đồ, kinh độ, vĩ độ nhảy liên tục từng giây theo vị trí mà tàu đang ở. Mấy ngày đầu lúc tàu đi qua vùng biển giữa Đài Loan và Philippin, biển sóng to, Nippon Maru “lả lướt” trên biển, người cũng không còn khoẻ mạnh được.


Theo lịch ghi trong guide book, đúng 10h sẽ cập cảng Singapore sau 8 ngày chạy liên tục từ Yokohama sang. Đúng 10h kém 5 phút thì tàu đã hoàn thành việc cập mạn vào cầu cảng CC03 ngay trước Vivo city - 1 trung tâm mua sắm mới mở lớn nhất của Singapore, được thiết kế rất sinh động và phỏng sinh học. Khá nhiều người Singapore đang mua sắm tại Vivo City kéo nhau ra đứng xem tàu Nippon Maru. Từ xa đã thấy các cựu thành viên Sseayp các năm trước đứng vẫy chào và căng băng rôn welcome sseayp 2007. Trên mái trung tâm này là những khu vườn lớn, các hồ nước. Chiều chiều, người Singapore thường ra đây để đi dạo, đứng ngắm biển. Tuy nhiên, thiết kế vườn mái ở đây chưa thật sự tốt, vì độ dốc ngả dần ra biển và các tầng bậc của mái còn ít, không đáp ứng được view tốt khi có nhiều người cùng tập trung trên mái để ngắm biển. Đối diện với Vivo Center là đảo Sentosa nổi tiếng. Trên mái còn có Amphitheatre khoảng 600 chỗ nhìn ra hướng biển. Đây cũng chính là nơi sẽ diễn ra lế đón và tiệc chiêu đãi của nước chủ nhà Singapore. Đây là thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Bản Toyo Ito.
.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 08 tháng 11:

.
Ngày đầu tiên tới Singapore có chương trình hoạt động chung của tất cả các PY : Tới thăm trung tâm dịch vụ cộng đồng West Coast. Singapore có nhiều trung tâm kiểu này được phân bố đều trên khắp đất nước. Đây là 1 dạng kết hợp giữa nhà văn hoá quận và trung tâm y tế quận như ở Việt Nam. Tại đây, các PY gặp và cùng xem văn nghệ với những cụ già, các em nhỏ có hạn chế về trí tuệ và sự phát triển. Mỗi nước biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ 3 phút. Việt Nam giới thiệu top nam 6 người mặc trang phục dân tộc hát và nhảy múa bài Ngựa ô thương nhớ của nhạc sỹ Trần Tiến với bản phối lại khá sôi động. Ấn tượng nhất trong phần văn nghệ có lẽ là đoàn Thái Lan. Họ biểu diễn 1 điệu nhảy hiện đại trên nền nhạc dân tộc với tiết tấu nhanh. Rất ổn và hấp dẫn, được cổ vũ nhiều.

So với người Nhật thì người Sing vẫn còn nhiều điểm phải cố gắng. Ý thức công cộng chưa cao, ngay từ những việc rất nhỏ như khi đi thang cuốn phải đứng thành hàng 1 sát về phía chiều đi quy định, để lại 1 lối đi trống trong lòng thang, để những ai có nhu cầu đi gấp có thể bước đi trên thang cuốn để chuyển động nhanh hơn, đi trên phố hay nơi có dòng người chuyển động phải đi đúng luồng của mình, lúc đi bộ trên đường phố không lượn lờ vòng vèo, tuyệt đối không sang đường lung tung,..., thì người Sing vẫn khá “vô tư” và thoải mái vi phạm những nguyên tắc công cộng bất thành văn này. Singapore đã được coi là một thành phố vệ sinh môi trường tốt, rất sạch, song so với Tokyo thì chưa là gì cả. Cũng có thể cuộc sống bên Sing chuyển động chậm hơn, hoặc cũng có thể người Sing sống như vậy là dễ sống hơn, sung sướng hơn người Nhật, dù GDP đầu người của Sing hiện tại là 30.000USD, thấp hơn Nhật là 40.000USD / năm.


.
Buổi tối, từng Contingent trong trang phục dân tộc rời tàu đi sang Vivo Center trước mặt, lên tầng mái để tới Amphitheatre dự Lễ đón và tiệc chiêu đãi của nước chủ nhà Singapore. Tới dự có Bộ trưởng bộ Thanh niên và phát triển cộng đồng cuat Singapore, 1 số đại sứ Asean. Việt Nam có Tham tán Công sứ tới dự. Sau các phần diễn văn, gift exchange, biểu diễn văn nghệ, chụp ảnh của từng Contingent với các vị khách,... mọi người cùng dự tiệc và giao lưu với nhau. Lúc các contingent xếp hàng đôi tiến vào vivo centre trong trang phục dân tộc, đã có rất nhiều khách đang mua sắm tại vivo centre đổ ra xem, vẫy chào, có nhiều người đến hỏi đây là nước nào. Vivo centre hôm đó như một vườn hoa nhiều màu sắc. Việt Nam với áo dài nam và nữ rất nhiều màu, là đoàn có trang phục sặc sỡ và bắt mắt nhất. Mọi người nói đùa với nhau : Sseayp không khác mấy so với Miss World. Đi nhiều nơi, ăn cùng, ngủ cùng, tới nơi nào cũng có tiệc, sáng tiệc, chiều tiệc, ăn mặc đẹp, đi nhẹ nói khẽ cười duyên khi tiếp tân ngoại giao, gặp và giao lưu với người già và trẻ nhỏ, cũng kéo dài trong vài chục ngày như Miss World ...

-----------------------------------------------------------------------------------
.
Ngày 09 tháng 11:


Sáng có hoạt động Institutional Visit. Thông thường, tới nước nào cũng có các hoạt động đi thăm các cơ sở địa phương. Tại Singapore, việc đi thăm được ban tổ chức địa phươn sắp xếp theo Disscusion group như sau : Nhóm Môi trường đi thăm NEWater Vision Centre, nhóm Giáo dục đi thăm trường cao đẳng dạy nghề ITE bờ phía Đông, nhóm Trao đổi văn hoá đi thăm OnePeople.sg, nhóm Thông tin và truyền thông đi thăm Học viện truyền thông Singapore, nhóm Quan hệ quốc tế đi thăm YMCA - 1 hiệp hội thanh niên công giáo, nhóm Văn hoá truyền thống đi thăm Viện nghiên cứu Lãnh đạo cộng đồng Singapore, nhóm Hoạt động tình nguyện đi thăm Trung tâm tình nguyện viên Singapore, nhóm Phát triển thanh niên tới thăm 1 hiệp hội đang nắm giữ Giải thưởng Vàng về thành tựu Thanh niên của Singapore.

Tại ITE College East, nhóm Giáo dục đã thăm quan cơ sở vật chất và nghe giới thiệu về các hoạt động của trường. Singapore là đảo quốc có thu nhập bình quân đầu người khoảng 30.000USD/ năm. Khỏi nói về cơ sở vật chất của ITE. Chỉ băn khoăn là sao nó có vẻ thừa mứa. Phòng học và trang thiết bị thì rất nhiều, nhưng để không cũng rất nhiều. Qua khu đào tạo y tá điều dưỡng của ITE, thấy trang bị như 1 bệnh viện. Có khu đào tạo chăm sóc trẻ em, khu chăm sóc người già. Đi xuống khu đào tạo nghề Spa và làm đẹp thấy họ thiết kế như những Spa và Beauty Salon thật. Mình ấn tượng với phòng dạy làm nail. Camera gắn trên trần quay trực tiếp thao tác của giáo viên, mọi học viên ngồi trên ghế Nail có thể vừa nghe giảng, vừa cảm nhận người khác làm cho mình như thế nào, vừa theo dõi hình ảnh thao tác của giáo viên từ các màn hình lớn bố trí quanh phòng. Nói chung là phòng và thiết bị thì nhiều, nhưng người học thì lác đác. Ở Sin, học xong trường này có thể vào làm việc trong hệ thống National Service. Ai thích thì thi kiểm tra thêm 1 kỳ thi Quốc gia để vào đại học.

Buổi chiều có Lễ hội DeepaRaya của người Hindu được tổ chức trên tàu. Singapore là quốc gia có 3 chủng tộc chính : Người Hoa (thành công nhất), người Mã Lai, người Hindu gốc Ấn (kém thành công nhất). Lễ hội DeepaRaya tương tự như Tết của người Việt Nam, được tổ chức rất to. Những ngày này nếu đến khu Mustafa của người Ấn ở Singapore sẽ thấy đường phố được trang hoàng lộng lẫy, rất nhộn nhịp. Trong lễ hội trên tàu có biểu diễn văn nghệ của 4 quốc gia có người theo đạo Hindu nhiều : Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore. Còn có phần thi mặc trang phục của người Hindu. Khá vui vẻ và sôi nổi.


.
Buổi tối, tất cả tới Trung tâm cộng đồng Jelutong để Homestay Matching. Gia đình nhận nuôi mình tới muộn vì bận quá nhiều việc. Họ là 1 đôi vợ chồng trẻ, thành đạt và rất thanh niên. Cùng ở với mình là 1 cậu Malaysia, 1 cậu Myanmar. Trên đường lái xe về nhà, rẽ qua khu ăn uống lai rai mấy món đồ của người Ấn, tên gọi là Thavasi, không rõ có đúng không.



Về tới nhà thấy đây là 1 khu căn hộ cao cấp. Mọi thứ sẽ kể tiếp vào ngày mai.











-------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 10 tháng 11:


Hôm nay là thứ 7. Elizabeth Yong và Tan Clan được chút thời gian thư thả hơn mọi ngày. Công việc của họ rất bận. Họ thường đi từ sáng đến tối mịt mới về nhà. Bố mẹ của Elizabeth chuyển từ Mỹ sang Singapore sống với cô, cũng là để chăm sóc thằng bé con 3 tuổi. Nhiều hôm, 2 vợ chồng trẻ không thể về nhà, để 2 vợ chồng già tự thu xếp. Hai ông bà và 1 thằng bé con loanh quanh ở nhà suốt ngày, đến bữa lại dắt nhau ra đầu phố để ăn mấy món kiểu KFC hay McDonall (đi bộ khoảng nửa km, ở Singapore cây cối nhiều và khí hậu khá ôn hoà, khu Balmoral Crescent là khu cao cấp nên việc đi bộ nửa cây số lại có tác dụng tập thể dục rất tốt cho những người già). Tuy nhiên, công việc bận rộn nhưng Elizabeth Yong và Tan Clan vẫn thu xếp những buổi cả nhà có thể sinh hoạt cùng nhau. Với thu nhập của cả 2 vợ chồng, họ có thể sống được ở khu Balmoral – nơi mà 1 căn hộ chung cư cao cấp khoảng gần 200m2 thế này có giá khoảng 1 triệu USD.

Elizabeth Yong có quốc tịch Mỹ, vì thế sáng nay cả nhà đến American Club để ăn sáng. Câu lạc bộ này chỉ dành cho người Mỹ. Ở đây có nhà hàng, shop, thư viện, cafe, bể bơi, phòng Gym... không khác gì các CLB khác. Ăn xong, Elizabeth Yong tranh thủ vào thư viện search mấy compact tour cho những vị khách trẻ. Hôm nay cả 2 vợ chồng họ đều bận, công ty của Yong – Goldman Saach Singapore - sắp có 1 event lớn vào ngày Chủ nhật, mà Yong lại là Executive Director.


Vậy là chia tay nhau ở Ochard Road nổi tiếng hào nhoáng của Singapore. Tan Clan đã chuẩn bị khá kỹ cho 3 người : Sách hướng dẫn, bản đồ, thẻ đi các phương tiện công cộng ở Singapore. Mỗi khi lên xe bus, hoặc đi tàu điện ngầm..., bạn chỉ cần đưa thẻ này lướt qua mắt đọc gắn trên thiết bị nơi cửa vào, khi nào xuống xe thì lại quét 1 lần nữa ở thiết bị nơi cửa xuống, hệ thống sẽ tự động tính tiền và trừ vào thẻ. Rất tiện lợi, không phải soát vé, không phải mua vé. Thẻ này có thể dùng cho tất cả các loại phương tiện công cộng, cùng 1 số tiện tích khác ở Singapore. Nếu mà thẻ Connect24 của VCB cũng làm được vậy thì thật tốt cho người Việt Nam. Nhân tiện nói về tính hiện đại và hoàn chỉnh của hệ thống điều khiển giao thông ở đây, mới thấy Singapore làm khá hay. Ở mỗi trạm chờ xe bus có 1 bảng điện tử thông báo các tuyến xe sắp tới. Tuyến 24 còn bao nhiêu phút nữa thì tới, tuyến 45 đang sắp tới, tuyến 56 đã arrived.... Thường thì thông tin báo rất chính xác. Họ sử dụng thiết bị cảm ứng để ngay khi xe đang còn cách trạm khoảng 10m, thì bảng điện tử đã chuyển sang chế độ thông báo là xe đã tới để khách chuẩn bị lên xe. Việc này cũng tương tự như khi Tan Clan lái xe vào đến garage, ngay khi xe vừa qua barie tự động ở cửa garage, hệ thống âm thanh radio trên xe tự động ngắt, và thay vào đó có tiếng thông báo trên hệ thống của xe : “Bạn vừa vào garage, vui lòng đến chỗ đậu xe E4, tầng 4...” Việc này làm mình khá ngạc nhiên vì có sự tương tác cao giữa hệ thống gắn trên xe và hệ thống xếp chỗ đậu xe của các garage.

Đi trên đường cũng vậy. Không có các trạm thu phí giao thông, thay vào đó là các mắt điện tử đọc thẻ được gắn trên các làn đường. Xe chạy qua, thẻ lưu thông gắn ở kính trước của xe sẽ tự “giao tiếp” với các mắt điện tử này, và tiền sẽ được trừ dần trong tài khoản của thẻ.

Lòng vòng ở Ochard Road khoảng 1 tiếng, rẽ vào mấy khu mua sắm, xem hàng hoá rồi cũng chán. Ở đây họ đang chuẩn bị cho Christmas, trang hoàng cây thông, đèn màu... Cũng phải thôi, mặc dù còn 1 tháng rưỡi nữa mới tới Noel nhưng trang hoàng sớm sẽ làm tăng sự hưng phấn của mọi người, kích cầu mua sắm. Để ý thấy 1 công ty quảng cáo của Singapore đảm trách việc lắp dựng các cây thông này, họ đều có biển thông tin xin lỗi người qua đường vì làm họ bất tiện khi lưu thông. Đặc biệt, ở gần Bugis Street, vì vỉa hè hẹp, việc lắp dựng cây thông đã chiếm gần hết khoảng lưu thông của vỉa hè, chỉ còn lại 1 luồng đi, công ty này đã lắp dựng 1 luồng đi thứ 2 theo chiều ngược lại bằng các tấm thép chống trơn trượt, được xếp trên những khung thép đặt trên thảm cỏ. Họ đảm bảo mọi người vẫn đi lại bình thường, tiện lợi nhưng không phá hỏng thảm cỏ. Lắp dựng cây thông xong, họ lại dỡ ra, mọi việc trở lại bình thường, cây thông đẹp, cỏ vẫn xanh và cảnh quan luôn đẹp.

Mình, Com – MaPY và Sai – My PY vào Singapore Visitor Centre nằm ngay trung tâm đường Ochard với thiết kế mặt chính khá nổi bật và dễ tìm cho mọi du khách. Công nhận là Singapore với dân số chỉ hơn 4 triệu người mà đón 13 triệu du khách 1 năm cũng xứng đáng. Mọi thông tin đều được cung câp free. Bản đồ free. Các chương trình tour thì nhiều vô kể. Nhân viên giải đáp tận tình. Đọc các quyển sách hướng dẫn thì thấy rất chi tiết, ngày nào, giờ nào, ở đâu sẽ có event gì. Bạn thích loại hình du lịch nào sẽ có thông tin chi tiết về loại đó. Mỗi quý, Tổng cục du lịch Singapore đều xuất bản hàng chục sách hướng dẫn, cập nhật thông tin của từng tháng, từng quý, cả năm. Trong trung tâm này có một số ghế massage chân miễn phí cho du khách. Ai đi nhiều, mệt xin mời vào đây thư giãn, massage cho đỡ mỏi rồi đi tiếp. 3 PY quyết định chọn tour đi thăm 1 pháo đài trong chiến tranh thế giới thứ 2 ở cuối đường Ochard, gần bảo tàng quốc gia Singapore. Đi thế nào mà ngược đường, đành phải đón xe bus ngược lại. Đi ngang qua SMU, thấy kiến trúc của trường này vẫn ngon lành như lần đầu ngắm cách đây 2 năm. Vào thăm bảo tàng Singapore, thấy quy mô cũng nhỏ nhưng hiện đại, sạch sẽ, mới mẻ và không trưng bày ngồn ngộn như các bảo tàng Việt Nam. Ngay sảnh là 1 tác phẩm theo trường phái Installation của 1 nghệ sĩ người Sin hay Malay gì đó, cũng ấn tượng. Hệ thống bán vé ở đây có chút gì đó tương tự như bảo tàng Louvre. Đi tới đâu, mua vé tới đó. Thích thì mua vé vào xem phòng trưng bày này, không thích thì đi sang phòng khác. Trước mỗi cửa phòng có 1 máy bán vé tự động được thiết kế xinh xắn như 1 cây cột vuông. Bạn đưa tiền hay thẻ tín dụng vào và nhận lại vé để vào cửa phòng trưng bày. Cũng hay!

Lang thang qua khu pháo đài, thấy đây là 1 bảo tàng về thời gian chiến tranh thế giới thứ 2. Người Anh đã sử dụng pháo đài này để chống lại quân Nhật. Mọi thứ bên trong được tái hiện như ngày xưa, người sáp được dựng y như thật. Tiếc là cậu Com người Malay có vẻ như hết tiền nên không vào. Mời cũng không vào. Cậu này còn nhịn cả ăn trưa. Mời cũng không ăn. Vòng vèo trong khu công viên tưởng niệm, đi ngang qua khu pháo đài xuống phía bên kia để tới khu China Town. Có chút gì đó giống phố cổ Hà Nội nhưng ngăn nắp, sáng sủa và thưa thớt. Ngõ phố ở đây trật tự và sạch sẽ hơn. Rẽ vào 1 cửa hàng 7-Eleven, hỏi mua 1 sim điện thoại để gọi về Việt Nam nhưng chủ cửa hàng kiên quyết không bán vì không có hộ chiếu để đăng ký. Ở Sing họ làm nghiêm thật - nếu bạn không trình chứng minh thư, hoặc hộ chiếu để đăng ký ngay trên máy tính nối mạng, thì không thể mua được Simcard. Ăn trưa ở 1 quán bán nhiều món khá đa dạng. Đây có lẽ là hình thức kinh doanh hợp doanh của 4 gia đình. 1 gia đình người Ấn bán món Ấn, 1 của người Malay bán đồ Malay, 1 của người Hoa, và 1 nhà bán nước giải khát. 4 nhà làm 4 quầy trong 1 không gian chung, bàn ghế cho khách sử dụng chung. Cũng tiện lợi vì khách đến đây có thể chọn lựa nhiều món hơn. Ngon!


Xong chuyện ăn, mở bản đồ tìm đường tới Bugis Junction. Trung tâm này mình đã tới cách đây 2 năm. Không có gì hay ho. Sang Bugis Street, đông và ngột ngạt, chẳng khác chợ Đồng Xuân của mình. Hàng hoá lởm khởm, mãi mới chen ra được. Trong này có 1 quầy Adult Shop. Mấy dụng cụ dành cho chị em ngoe nguẩy, ngoe nguẩy. Không biết có ai nhờ mua về không nhỉ??? :-)

Tiếp tục đi sang khu Little India. Lúc này trời cũng bắt đầu về chiều. Bớt nóng hơn. Ngang qua 1 con mương thoát nước thải, thấy 2 người trông có vẻ khổ khổ đang câu cá bằng lưỡi chùm. Khá đông người đứng xem. Cống cũng không sạch sẽ lắm, mùi, nhưng lắm cá. Toàn rô phi. Thả cần lần nào là dính cá lần đó. Cũng là 1 cảnh hay ở Singapore.









Đi tiếp thấy 1 khu chợ cóc bán đồ cũ của người Ấn và cả người Hoa. Có những thứ cũ rích mốc meo hoặc rất vô dụng nhưng cũng thấy bày bán. Chắc rồi cũng sẽ có người mua. Người Ấn ở Sing là cộng đồng ít thành công, thường bị nhìn nhận như một kiểu công dân hạng 2 – cũng giống như người gốc Hoa ở Malaysia, người Ấn ở Malaysia. Thậm chí, ở Malaysia, người gốc Ấn còn bị đem ra để làm trò cười chế nhạo. Ở gia đình nuôi, khi cô con gái nhỏ nghịch bẩn, lấm lem, hoặc làm sai chuyện gì đó thì bà mẹ nói là : Mày đúng là 1 con bé Ấn (You are an Indian girl). Nhân đây cũng nói thêm 1 chuyện làm mình khá ngạc nhiên, là khi homestay ở Malaysia sau này, nhiều gia đình người Malay gốc từ chối nhận nuôi PY là người Sing mà gốc Hoa (đa số người Sing có gốc Hoa). Họ ghét cay ghét đắng người Sing gốc Hoa. Gia đình nuôi mình ở Thái thì viết rõ trong đơn đề nghị là từ chối nhận PY theo đạo Hồi.

Trở lại khu Little India. Những ngày này họ vừa tổ chức lễ hội lớn nhất của người Hindu trong năm - lễ hội ánh sáng DeepaVali nên phố xá vẫn còn đọng lại nhiều không khí hội hè. Vào trong siêu thị Mustaffa lại ngửi thấy mùi đặc trưng của người Hindu. Lần tham gia Sseayp này, những ấn tượng tốt đẹp về con tàu Nippon Maru trong mình giảm đi nhiều. Mình ở cùng phòng với 1 PY người Philippin – rất ok, 1 PY là người Malay gốc Hindu. Cậu này thật kinh khủng, vì mùi cơ thể đặc trưng của người Hindu. Mình và Ro – PY người Phi đã bị sốc thật sự trong tuần đầu tiên trên tàu khi đi từ Nhật sang Sing. Biển sóng to cũng là 1 phần, nhưng quan trọng hơn là trong phòng nồng nặc mùi hôi – 1 thứ mùi rất khó chịu – đã làm mình sick trầm trọng. Thêm vào đó, mỗi sáng lại bị “khủng bố” nước hoa và hair spray nồng nặc. Phòng thì nhỏ mà cậu này toàn đứng trước gương, xịt như vãi đạn vào người. Hậu quả là mình nằm giường C - đối diện với gương lãnh đủ. Ai là ExPY đọc chắc hiểu vấn nạn của giường C. Phải mất đến nửa chuyến đi mình mới dần thích nghi được với chuyện này. Mỗi khi trở về phòng chỉ thấy buồn nôn. Trong phòng tích trữ rất nhiều túi nôn. Có lần về phòng khi night call, đi từ cách xa 5m ngoài hành lang đã thấy mùi, mở cửa phòng thấy cậu Ro đang ngồi đờ đẫn bên trong. Sao khổ thế??? Thật sự chỉ muốn bỏ về. Hữu nghị hay bình đẳng thì cũng phải xem xét đến cái chung. Mang chuyện này nói với NL Việt Nam thì được khuyên là “chẳng thay đổi được gì đâu, thôi cố chịu”. Còn khi Ro nói với NL Philippines thì ngay lập tức trong đêm anh Dido điện thoại cho NL Malaysia phản ảnh tình hình và đề nghị chấn chỉnh PY Malaysia. Cậu này ngay lúc đó nhận được điện thoại của trưởng đoàn Malaysia nhắc nhở sinh hoạt sạch sẽ, lăn bột khử mùi.... Có lẽ cũng nên thẳng thắn như thế, chẳng việc gì phải nể nang để chờ nhận được tình thương của người khác, để mong được họ đánh giá đoàn Việt Nam là hữu nghị, là biết điều. Về chuyện này, xin mời xem thêm entry về Indonesia ngay tiếp sau, để thấy tác hại của sự nể nang trong bản tính của người Việt Nam. Nhân chuyện này, mới kể thêm 1 chuyện là : Châu – 1 VPY năm nay sống cùng cabin với 1 cậu PY theo đạo Hồi. Mỗi khi Châu ăn mì lúc đêm, cậu đạo Hồi bảo : Tại sao mày ăn mì có mỡ Lợn. Tao theo đạo Hồi, mày muốn ăn thì phải ra khỏi phòng mà ăn. Và Châu ra hành lang đứng ăn thật. Tại sao lại thế? Tại sao Châu lại nể mà phải ra? Phòng là của chung. Ăn mì là việc được phép ở trên tàu. Nếu 1 người không thích nghi được thì chính anh ta phải đi ra, chứ không phải là Châu. Tại sao Châu không trả lời là : Mày không chịu được thì đi ra. Tao cũng bình đẳng như mày, tao có quyền ăn mì ở trong phòng của tao.... Đôi khi người Việt mình cả nể quá nên khổ. Về chuyện mùi trong cabin, mình và Ro cũng họp phòng vài lần, đề ra 1 số quy định và yêu cầu Nathan phải làm theo, nhưng quả thật khó thay đổi, vì mùi của người Hindu là bản chất. 1 ngày có tắm 10 lần thì chỉ sau 10 phút là lại toả hương. 1 số PY người Malay gặp mình xin lỗi vì việc phải chịu đựng cái mùi mà theo họ là chính bản thân họ là người Malay cũng không chịu được. Thôi, đành chịu cho xong chuyến đi này. 1 lần đầu và cũng là lần cuối cùng. Nhiều lúc nghĩ sao mình bỏ ra 2 tháng tham gia vào chuyện này. Có lẽ nó thích hợp với những người trẻ hơn. Dưới 25 thì ok! Em Dương vẫn thích được đi lần nữa, để còn làm NL. Với mình, 1 lần là quá đủ. 2 tháng long rong chả được việc gì đáng kể. Rảnh rỗi quá về lại sinh hư. Mọi người bảo nhau, nghe các ExPY kể chuyện đi tàu xong về đều ship sick, khóc thầm trong đêm... Thì bây giờ đã hiểu. 2 tháng chả phải làm gì, ăn uống rồi tiệc tùng, giao lưu rồi thưởng thức văn nghệ,..., về Việt Nam phải lao đầu trở lại công việc vất vả, làm sao mà chả tiếc, chả nhớ, chả ship sick. Các anh, chị, các bạn, các em ExPY có đọc đến đoạn này cũng đừng chạnh lòng nhé. Nói thật đấy!
Lượn Mustaffa xong, trở về đến Balmoral Crescent đã hơn 8h tối. Tan Clan và Yong vẫn chưa về. Ở nhà có 2 ông bà già và thằng bé con. Mọi người kéo ra ăn fast food cho xong bữa tối. Lúc về đi qua bể bơi thấy mát mẻ quá, tiếc là chẳng ai còn đủ sức để bơi sau 1 ngày lang thang ở Sing - từ hào nhoáng đến nghèo nàn.

Đêm cuối ở Singapore là vậy.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 11 tháng 11 :


Trở lại tàu.


Sáng ngủ dậy thấy cả nhà đi vắng hết. Mình tranh thủ lên net xem tin và post bài. 10h hơn thì Tan Clan và thằng bé về. Chuẩn bị đồ, lên xe đi ăn trưa – cũng là ăn sáng, rồi về tàu. Ăn trưa ở 1 cửa hàng ăn của người Hoa. Nấu rất ngon.

Về tàu. Ngang qua Vivo City, mua được vài thứ lặt vặt. Mọi người cũng đã đông đủ. Trong lúc chờ đợi open ship, thằng bé con chạy chơi ở Vivo mệt nên ngủ mất. Tan Clan cáo lỗi không chia tay được vì phải cho thằng bé về nhà ngủ. Ok. Hẹn gặp ở Hà Nội, vì Tan Clan 1 năm sang Hà Nội 4 lần làm dự án cho bộ Tài Chính.

Lần homestay này không có ấn tượng gì, không cảm nhận được sự ấm áp của 1 gia đình, nhưng hiểu được thế nào là cuộc sống của 1 gia đình trẻ bận rộn ở Singapore, và biết thêm được nhiều điều ở một mặt khác của Singapore trật tự và hào nhoáng. Thế cũng là bổ ích.

Cảm ơn Tan Clan và Elizabeth Yong đã giúp mình hiểu được thêm.

Tạm biệt Singapore.

Nhật Thực 2007

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét